HÌNH 4

SÂM NGỌC LINH (PANAX VIETNAMENSIS HA ET GRUSHV)

            Cây sâm Ngọc Linh (Sâm Việt Nam, sâm K5, sâm đốt trúc, cây thuốc giấu).

            Cây sâm Ngọc Linh có tên khoa học là Panaxvietnamensis Ha et Crush, Araliacea, là một loại cây đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, là cây thuốc quý hiếm của Quảng Nam, KonTum và của quốc gia.

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, sâm Ngọc Linh về mặt hóa học, thân và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó có 26 saponin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, đại diện chính của sâm Ngọc Linh là Ginsenoside - Rb1, Ginsenosid - Rg1, Ginsenosid - Rd, majonosid-R1, majonosid-R2. Đặt biệt majonosid-R2 chiếm 50% hàm lượng saponin toàn phần của sâm Ngọc Linh.

 

           Trong lá và cọng lá đã phân lập được 19 saponin dammaran. Trong đó 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong lá và cọng lá sâm Ngọc Linh còn xác định có 17 acid amin, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng glucid tinh dầu là 0,1%.

Sâm Ngọc Linh là một loài cây dược liệu quý vào loại bậc nhất ở Việt Nam. Nó quý bởi giá trị về chất lượng của nó đã được các nhà nguyên cứu chứng minh sâm Ngọc Linh có một số đặc điểm hơn cả sâm Trường Bạch (Triều Tiên) và hơn cả sâm Tây Dương (Mỹ). Nó quý bởi nó đang sinh sống tự nhiên ở độ cao tuyệt đối trên 1.500m, ổn định ở vùng rừng già hỗn giao nguyên sinh mà tác động của con người gần như không đáng kể.

Những nghiên cứu về dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh được thực hiện tại:

     + Viện nghiên cứu sức khoẻ người có tuổi, Hà Nội (GS Phạm Khuê và cộng sự).

     + Quân y viện 175 Thành phố Hồ Chí Minh (GS Đỗ Đình Luân và cộng sự).

     + Viện điều dưỡng Thành phố Hồ Chí Minh.

     + Theo dõi trên các bệnh nhân tình nguyện do Trung tâm Sâm Việt Nam thực hiện từ năm 1982 - 1986.

 

     Với liều cho phép (2 – 6 gr/ ngày) đã cho kết quả như sau:

-         Bệnh nhân cảm thấy ăn ngon, ngủ tốt, tăng thể trọng, tăng thị lực, hoạt động trí lực và thể lực được cải thiện tốt.

-         Giảm mệt mỏi, chống nhược sức do lao động liên tục và quá tải.

-         Gia tăng sức đề kháng của cơ thể trong các bệnh lý nhiễm trùng, hiệp lực với một số kháng sinh thông dụng.

-         Cải thiện các chỉ số sinh hoá của cơ thể như: tăng dung tích sống, giảm Cholesterol huyết, tăng số lượng hồng cầu, hemoglobin và hematocrit.

-         Cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và sinh dục.

-         Nâng cao huyết áp trong các trường hợp hạ huyết áp do suy nhược. Tuy nhiên sâm Ngọc Linh chỉ tăng huyết áp đến mức cho phép chứ không gây nên bệnh Tăng huyết áp.

-         Nâng cao thể trạng và giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật dạ dày.

-         Có tác dụng làm dịu và giảm đau trong viêm họng, giúp bệnh nhân dễ thở và làm long đờm trong các bệnh lý về phế quản và phổi, ngăn chặn sự tái phát của các cơn hen.

-         26 dammarane saponin mới (vina-ginsenosides-R1-R25 và 20-O-methylginsenoside-Rh1) và hợp chất majonoside-R2 với hàm lượng cao (5,29%) đã góp phần hình thành một số tác dụng dược lý mới của sâm Việt Nam: sâm Ngọc Linh điều hòa mức huyết áp, chứ không làm tăng huyết áp như các loại sâm khác.

 

           Tác dụng phụ:

-        Giảm khả năng chống đông máu của Wafarin.

-         Điều hòa miễn dịch theo hướng kích thích hệ miễn dịch. Do đó không sử dụng cho các bệnh nhân có bệnh lý tự miễn: lupus, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng rải rác, hội chứng ruột kích thích…

-        Chưa có bằng chứng tác dụng, tác dụng phụ và biến chứng trên phụ nữ có thai – cho con bú, nên cũng tránh dùng đối với đối tượng này.

 

Đối tượng sử dụng:

-        Bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, suy nhược; giai đoạn phục hồi sau bệnh cấp tính.

-        Trẻ em ăn uống kém, khóc đêm; chậm phát triển.

-        Phòng ngừa bệnh lý tim mạch, đái tháo đường. Dùng được cho bệnh nhân tăng huyết áp.

-        Suy giảm miễn dịch tự nhiên (do bệnh mạn tính, dinh dưỡng kém) hay mắc phải (AIDS).

-        Suy nhược thần kinh, mất ngủ…

 

Cách dùng:

-        Cắt lát 2 g – 6 g/ ngày. Hãm với nước trong 15 phút hoặc sắt lát mỏng ngậm.

Sâm Ngọc Linh (Đỗ Tất Lợi; (2004), NHỮNG CÂY THUỐC & VỊ THUỐC VIỆT NAM, NXB Y học, Hà Nội.)

NHÂN SÂM VIỆT NAM

 

           Còn gọi là sâm K5, sâm Ngọc Linh, thuốc giấu (dân tộc Tây Nguyên).

           Tên khoa học Panax vietnamsis Hà et Grushv.

           Thuộc họ Nhân sâm Araliaceae.

Đúng 9 giờ sáng ngày 19 – 03 - 1973, giữa lúc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn cao độ, một đoàn điều tra dược liệu của miền Trung bộ, do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang dẫn đầu đã phát hiện trên con đường đi từ làng Ku-gia theo sườn Đông Nam dãy núi Ngọc Linh ở độ cao 1.500 mét hai cây Panax đầu tiên, một cây 9 tuổi, một cây 11 tuổi và đến 19 giờ cùng ngày đa đặt chân vào vùng sâm Ngọc Linh rộng lớn. Đến tháng 9 - 1985, Hà Thị Dung và I. V. Grushvisky, sau khi nghiên cứu 50 mẫu vật đối chiếu với những mẫu vật của thế giới đã kết luận sâm Ngọc Linh là một loài mới, một loài Panax Vietnamesis Hà et Grushv (Tạp chí sinh học , 9 - 1985, 45 - 48).

Mô tả cây:

Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao đến 1mét. Thân rễ mập có đường kính 3,5 cm, không có rễ phù dầy dự trữ, đôi khi ở một số cây phần cuối thân rễ có củ gần hình cầu, đường kính đến 5 cm.

Thành phần hóa học:

Bằng sắc ký lớp mỏng (SKIM) đã phát hiện trong Panax Vietnamensis (PV) 15 vết saponin có giá trị Rf và màu sắc tương ứng với 12 hợp chất saponin của Panax ginseng. Chi tiết hơn nữa trong PV có hàm lượng cao chất saponin kiểu damarane (7,58%), trong đó saponin thuộc diol và triol có tỉ lệ 3,32% và một lượng nhỏ saponin của axit oleanolic. Do đặc điểm này, O. Tanaka xếp nhân sâm Việt Nam vào nhóm B -  (Trước đây chỉ có Nhân sâm Triều Tiên và Nhân sâm Hoa kỳ được xếp vào nhóm này.

Cũng là lần đầu tiên trên thế giới, người ta chiết được một hàm lượng lớn majonnozit R2 và ocotillol saponin trong cùng một loại Panax (chỉ riêng hai chất này đã chiếm 4,34 %) gấp 43 lần hàm lượng majonozit và Ocotillol saponin đã trở thành một hợp chất cần được chú ý có thể đưa thành một tiêu chuẩn để phân loại hóa học cho các cây Panax vì nó có thể ảnh hưởng đến một số tác dụng mang tính đặc thù  của Panax Việt Nam.

Sự có mặt của damaran saponin kiểu ocotillol cũng còn làm cho nhân sâm Việt Nam khác với nhân sâm Triều Tiên, vì cho đến nay người ta chưa tìm thấy ocotillol trong nhân sâm Triều Tiên.

Năm 1994, Nguyễn Minh Đức  còn chứng minh nhân sâm Việt Nam có hàm lượng saponin, damaran cao nhất (12-15%) so với nhân sâm khác chỉ chứa 10% và số lượng saponin nhiều nhất (49) so với 26 trong nhân sâm Triều Tiên.


Tác dụng dược lý:

Những thí nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, tác dụng tăng lực, tăng sức bền của cơ thể, trên nội tiết sinh dục, trên hệ tim mạch… đều cho những kết quả hay gần tương đương với khi thí nghiệm với Nhân sâm Triều Tiên. Tuy nhiên Nhân sâm Việt Nam không gây tăng huyết áp như Nhân sâm Triều Tiên.

Theo những nhà y học cổ truyền, khi nếm vị nhân sâm Triều Tiên, nhất là khi nếm vị củ sâm, trước hết phải thấy vị ngọt, sau thấy đắng, rồi lại ngọt và ngọt (tiền cam, hậu khổ, hậu cam - cam) khi đang mệt, ngậm một miếng sâm trong miệng một lúc, thấy hết mệt liền, trong người thấy khoan khoái. Còn Nhân sâm Việt Nam ta, khi nếm thì đầu tiên thấy đắng, sau vẫn thấy đắng, đắng (tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ - khổ).

           Sâm Ngọc Linh dùng riêng hay phối hợp với vị thuốc cũng với liều 2 – 6 gr một ngày.

 

              Bài viết liên quan: http://vinaginsengpharma.com/vung-nguyen-lieu

 

       .MEDIC ĐÔNG TÂY.